Nhuộm Giemsa
Nhuộm Giemsa

Nhuộm Giemsa

Nhuộm Giemsa (/ˈɡiːmzə/) là tên một phương pháp nhuộm trong nghiên cứu sinh học tế bào, mang tên của nhà hoá học kiêm nghiên cứu vi khuẩn học người Đức là Gustav Giemsa đã sáng tạo ra, ban đầu để nghiên cứu về mô bệnh học ở người bệnh sốt rét và một số ký sinh trùng khác.[1][2][3] Phương pháp này phát triển và cải tiến từ kiểu nhuộm của Dmitri Leonidovich Romanowsky,[2] hiện nay đã được cải tiến ít nhiều và được dùng phổ biến trong nghiên cứu di truyền học tế bào, chủ yếu là nghiên cứu nhiễm sắc thể. Trong tiếng Anh, tên phương pháp này là Giemsa stain hay G stain (nhuộm G).Chẳng hạn, trùng roi Trichomonas vaginalis gây bệnh Chagas chắc chắn phải có mặt trong máu người bệnh, nên sau khi tiến hành nhuộm G mẫu máu của người bệnh, thì dễ dàng được phát hiện "thủ phạm" này dưới kính hiển vi (hình 1).